Giặt Khô Là Gì? Cách Này Có Giữ Áo Quần Tốt Hơn?

Giặt khô là một khái niệm khá mới lạ với nhiều người. Thông thường, khi nghĩ tới việc giặt giũ, ta có thể nghĩ ngay đến việc ngâm quần áo vào nước, sử dụng các loại nước giặt xả hay bột giặt để tẩy sạch các loại vết bẩn bám trên quần áo. Vậy nên hãy cùng HC khám phá về phương pháp giặt giũ thú vị này nhé.

1. Khái Niệm Giặt Khô Là Gì?

giặt khô là gì

Giặt khô là quy trình giặt giũ tương đối giống với các phương pháp giặt thông thường. Nó vẫn dùng hóa chất và lực va đập cơ học để làm sạch quần áo. Tuy nhiên, thay vì giặt trong nước, quần áo và vải sẽ được giặt trong dung môi, thay vì sử dụng các loại hóa chất giặt công nghiệp thông thường. Dung môi được dùng phổ biến là Perc và Hydrocarbon.

2. Khi Nào Thì Cần Áp Dụng Cách Giặt Khô?

Giặt khô là phương pháp giặt tẩy phù hợp với các loại vết bẩn như chất béo, dầu mỡ khá hiệu quả mà không làm bạc màu chất liệu vải, mất nếp đồ như khi giặt bằng nước. Bên cạnh đó còn có những trường hợp sau bạn có thể áp dụng phương pháp giặt khô:

2.1 Loại vải nhạy cảm với nước

Nếu bạn để ý, có một số loại vải rất nhạy cảm với nước như vải nhung, vải lông, chất liệu da không thể chịu được điều kiện giặt máy thông thường. Với những loại chất liệu này bạn phải giặt khô, hoặc giặt tay nhẹ nhàng với những loại giặt tẩy nhẹ, không chứa chất tẩy mạnh để tránh làm hư hại vải.

2.2 Áo quần có màu nhuộm đậm

Những loại áo quần có màu nhuộm đậm sẽ rất dễ phai màu sau những lần giặt nước thông thường. Vì thế phương pháp này sẽ giúp giữ được màu, không làm màu nhuộm phai đàn trong nước, bám lên những trang phục sáng màu. Trong môi trường dung môi giặt khô, các chất liệu màu nhuôm lại khá bền màu giữ cho quần áo ít bị bạc.

2.3 Áo quần có chất liệu vải dễ co rút

Một số chất liệu chứa các sợi được làm từ lông hay sợi gốc động vật như len, tơ tằm có cấu trúc sợi vải sẽ dễ bị co rút khi giặt nước, và nhăn hơn. Vì thế giặt khô là một giải pháp khá hiệu quả.

2.4 Giữ dáng áo quần tốt hơn

GIặt khô mang đến sự hoàn hảo cho chất liệu vải và giữ chất lượng, hình dáng trang phục như ban đầu, nhất là các trang phục vest, váy xếp li. Trong thực tế, để tạo kiểu dáng, giữ nếp và độ cứng của các loại áo quần mới, người ta sẽ phủ lên một lớp “hồ”, tuy nhiên sau khi giặt nước, lớp hồ này sẽ bay đi, khiến áo quần dần mất form ban đầu. Với phương pháp này, bạn hoàn toàn tránh được rủi ro này.

3. Quy trình giặt khô

quy trìnnh giặt khô

3.1 Phân loại quần áo và xử lý ban đầu

Trước tiên, cần phân loại quần áo, rồi tiến hành tẩy rửa các vết bẩn cứ đầu như vết bút, dầu mỡ, vết cà phê,… Những vết bẩn này cần được làm sạch trước để việc giặt được hiệu quả hơn

3.2 Tiến hành giặt

Quần áo sau khi được đưa vào sẽ được làm sạch bằng công nghệ sấy khô. Tùy theo mỗi loại mẫu máy khác nhau sẽ diễn ra quá trình làm sạch khác nhau. Một số máy sẽ làm sạch quần áo bằng hơi nước nóng, hòa tan các vết bẩn.

3.3 Tạo mùi thơm quần áo

Hầu hết máy giặt hấp sấy đều có khả năng tạo mụi hương cho quần áo. Bạn chỉ cần cho túi thơm (hoặc giấy thơm) vào ô tạo mùi. Máy giặt sẽ tự động xả hơi nước qua và phun lên quần áo

3.4 Làm khô

Thông thường, các máy giặt sấy khô thường làm khô quần áo bằng cách giảm thấp nhiệt độ để hơi nước đông lại, rồi xả gió. Cách làm này, quần áo vừa khô nhanh, vừa không gây tổn hại. Giặt khô phù hợp với hầu hết các chất liệu vải. Tuy nhiên, một số chất liệu đặc trưng như quần áo lông động vật, bạn cần lưu ý nếu muốn sử dụng

4. Giặt Khô hay Giặt Ước Tốt Hơn Cho Áo Quần?

So với giặt ướt, giặt khô là hơi là phương pháp giặt là tiên tiến và hiện đại mang lại nhiều lợi ích cho một số loại đồ vải nhất định. Ngày nay, công nghệ giặt là Hydrocacbua thay thế cho công nghệ Perch như một bước tiến mới trong ngành giặt tẩy và làm sạch đồ vải.

Có thể bạn quan tâm

My cart
Your cart is empty.

Looks like you haven't made a choice yet.

+84912488627
Liên Hệ