Thời tiết chuyển lạnh kèm theo nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt ảnh hưởng đến người có sức đề kháng kém. Một số bệnh phải kể đến như đau họng, đau khớp, cảm sốt. Cùng HC tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến bệnh và cách phòng ngừa trong mùa đông này nhé.
Mùa lạnh ảnh hưởng đến người có sức đề kháng kém
1. Đau họng
Đau họng là bệnh thường gặp nhất trong mùa đông. Nguyên nhân là do nhiễm phải virus gây đau họng, tiếp xúc với luồng không khí khô, kèm theo triệu chứng như đau, khô, ngứa nhiều ở vùng hầu họng.
Đau họng thường xuất hiện khi tiếp xúc với luồng khí lạnh
Để giảm bớt triệu chứng, người bệnh có thể hạn chế di chuyển ngoài trời lạnh, giữ cho nhà luôn ấm áp, súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu cơn đau và nhớ thường xuyên rửa tay sạch để hạn chế đưa vi khuẩn từ tay lây truyền qua đường ăn uống.
2. Cảm lạnh
Cảm lạnh, hắt xì nhiều cũng thường xuất hiện khi tiết trời chuyển lạnh đột ngột. Nguyên nhân gây ra bởi virus tấn công đường hô hấp, tác động đến xoang, mũi và họng. Các triệu chứng phải kể đến như nhức đầu, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau đầu kéo dài và sốt nhẹ.
Cảm lạnh thường đi kèm nghẹt mũi, đau đầu kéo dài và sốt nhẹ.
Để phòng bệnh, gia đình hãy thường xuyên rửa tay cùng dung dịch sát khuẩn, hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn. Giữ sạch nhà cửa, lau dọn thường xuyên, loại bỏ khói bụi để phòng chống nguy cơ nhiễm virus. Đặc biệt, nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
3. Đau khớp
Thời tiết lạnh khiến máu trong cơ thể kém lưu thông, hệ luỵ sẽ khiến co rút gân cơ khớp, làm cho bộ phận này bị khô cứng, làm người bệnh hạn chế di chuyển vì sự đau nhức mà nó gây ra.
Các triệu chứng đau khớp thường xảy ra vào ngày trời lạnh
Vì vậy cách tốt nhất để đề phòng cơn đau khớp xảy ra, người bệnh nên thường xuyên giữ ấm cơ thể, tránh để nhiễm lạnh, xoa bóp nhẹ nhàng những nơi đau nhức và thường xuyên luyện tập luyện thể thao.
4. Những biện pháp phòng bệnh vào mùa lạnh
Trước điều kiện thời tiết ẩm ương, nhà mình vẫn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, tham khảo ngay các phương pháp cực hữu hiệu mùa lạnh:
_ Giữ cơ thể ấm, tránh cảm lạnh: đặc biệt là các bộ phận dễ tiếp xúc với khí lạnh như bàn tay, bàn chân, cổ, đầu
Giữ cơ thể ấm để tránh nhiễm lạnh
_ Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ: dọn dẹp thường xuyên, hút bụi, mở cửa số khi có nhiều nắng ấm để luồng khí được lưu thông.
_ Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh, nếu phải tiếp xúc thì nên đeo khẩu trang và rửa tay xà phòng và vệ sinh mũi họng hàng ngày.
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh
_ Ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng để tăng cường sức đề khoáng.
_ Thường xuyên làm sạch tay cùng nước rửa tay HC For: giúp loại bỏ vi khuẩn trên tay, hạn chế khả năng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng hay mắt.
Gia đình có thể bố trí nhiều bình nước rửa tay HC For ở nhiều nơi trong nhà như kệ bếp, phòng tắm, ngoài sân vườn, để có thể tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng làm sạch tay mỗi khi tiếp xúc với các chất bẩn.
Được chiết xuất từ thành phần tự nhiên, nước rửa tay HC For còn có mùi hương dễ chịu, khoan khoái, vừa làm sạch tốt vừa giúp nâng niu sự mềm mại trên đôi tay.
Nước rửa tay HC For hiện đã có mặt tại các đại lý trên toàn quốc, nhà mình hãy sắm ngay để bảo vệ cơ thể trong mùa đông này nhé.